Thứ Năm, 28 tháng 9, 2017

Mua bán cổ phiếu chiều 26/9: VN-Index ngậm ngùi nhìn HNX-Index "nhảy múa"

Thị trường mua bán cổ phiếu chiều 26/9 mặc dù nhóm cổ phiếu ngân hàng hồi phục khá tích cực nhưng chưa đủ mạnh để giúp VN-Index lấy lại sắc xanh do dòng tiền yếu. Trong khi đó, sàn HNX lại khởi sắc với nhiều con sóng lớn.
Cũng giống phiên hôm qua, trong phiên giao dịch sáng nay, thị trường mua bán cổ phiếu tiếp tục mở cửa trong sắc xanh với sự dẫn dắt còn khá e dè của một vài mã lớn, tuy nhiên áp lực nhanh chóng gia tăng khiến VN-Index đảo chiều giảm điểm và gia tăng biên độ giảm về cuối phiên.
Bước vào phiên chiều, thị trường vẫn giao dịch khá ảm đạm với dòng tiền tham gia khá thận trọng. Sau khoảng 1 giờ đi ngang, áp lực bán có dấu hiệu hạ nhiệt cùng với sự hồi phục khá tích cực của dòng bank, giúp VN-Index thu hẹp đà giảm điểm và tiến sát về mốc tham chiếu.
Tuy nhiên, đà tăng của các cổ phiếu ngân hàng chưa đủ rộng trong khi lực bán bất ngờ gia tăng trong đợt khớp ATC, khiến VN-Index chưa đủ sức để “ngượng dậy” và tiếp tục lùi sâu hơn dưới mốc tham chiếu.
Đóng cửa, VN-Index giảm 1,93 điểm (-0,24%) xuống 803,93 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 138,75 triệu đơn vị, giá trị 3.525,71 tỷ đồng, giảm 7,79% về lượng nhưng tăng 9,84% về giá trị so với phiên hôm qua.

Trái ngược với sàn HOSE, trên sàn HNX, lực cầu duy trì khá tốt giúp chỉ số sàn tiếp tục tăng tích cực trong suốt cả phiên chiều.
Kết phiên mua bán cổ phiếu chiều qua, HNX-Index tăng 0,57 điểm (+0,54%) lên 105,75 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 72,73 triệu đơn vị, giá trị 646,83 tỷ đồng, tăng 30,22% về lượng và hơn 5% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 11 triệu đơn vị, giá trị 131,92 tỷ đồng, trong đó riêng PVS thỏa thuận 3,68 triệu đơn vị, giá trị 62,14 tỷ đồng và SHB thỏa thuận hơn 6,84 triệu đơn vị, giá trị hơn 56 tỷ đồng.

Thứ Sáu, 22 tháng 9, 2017

Mua bán cổ phiếu phải có kĩ xảo

10 Kỹ xảo trong giao dịch chứng khoán

Việc mua bán cổ phiếu đôi lúc được xem là cuộc chơi của những “Tay to”, “Cá lớn” với việc tạo ra “giao dịch ảo” nhằm kéo nhà đầu tư nhỏ vào tròng để kiếm lợi nhuận ngắn hạn. Vì vậy, với tư cách là nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ, chúng ta cần phải minh mẫn trước những chiêu trò, những mánh khóe của tay to. Bằng việc cập nhật kiến thức cho bản thân, bạn có thể phát hiện và hành động cẩn trọng trước những chiêu trò đấy.
Dưới đây là 10 kỹ thuật mà “Tay to” hay dùng để tạo ảo giác về giao dịch nhằm đánh lừa nhà đầu tư nhỏ cả tin và thiếu kinh nghiệm.
1 - Bán cổ phiếu giá sàn tạo tâm lý hoảng loạn
2 – Mua cổ phiếu giá trần tạo tâm lý hưng phấn
3 - Bán chặn giá trên
4 - Mua chặn giá dưới
5 - "Rải đinh" che giá mua thật
6 - "Rải đinh" che giá bán thật
7 - "Rải đinh" để khớp mua giá thấp
8 - "Rải đinh" để khớp bán giá cao
9 - Đè sàn (Fl)
10 - Đẩy trần (Ce).
1/ Bán cổ phiếu giá sàn tạo tâm lý hoảng loạn :
Đây là cách mà “Tay to” thường sử dụng khi họ muốn mua bán cổ phiếu ở giá rẻ hơn so với giá thị trường. Họ sẽ chủ động bán cổ phiếu giá sàn ào ạt ở tài khoản A để tạo tâm lý hoảng loạn nơi các NĐT nhỏ.
Trước hiện tượng tranh bán, NĐT nhỏ thường suy luận rằng có thể công ty này có tin xấu nên người ta mới bán tháo cổ phiếu và nhao nhao bán ra theo giá sàn. Khi đó, NĐT lớn sẽ dùng tài khoản B ung dung mua lại số cổ phiếu do chính mình vừa đặt bán và thu mua thêm cổ phiếu của các NĐT khác bán ra ở giá rẻ. Khi NĐT lớn thấy lượng cổ phiếu cần mua đã mua đủ, họ sẽ dừng "diễn kịch" với thị trường Việt Nam có thể sử dụng cả 3 phiên GD và lưu ý đến khối lượng cổ phiếu đang lưu hành của Công ty đó.
2/ Mua cổ phiếu giá trần tạo tâm lý hưng phấn :
Đây gọi là “lùa bầy cừu vô trại”. Khi muốn bán được cổ phiếu ở giá cao, “Tay to” sử dụng tài khoản A đặt mua một Số Lượng lớn cổ phiếu ở giá trần, nhằm tạo tâm lý hưng phấn cho các NĐT khác.
Khi thấy một lượng lớn cổ phiếu được đặt mua giá trần, nhiều người cho rằng, chắc là công ty này có tin tốt, nên người ta mới dám mua cao như thế và cũng đặt mua ào ào theo giá trần. Khi đó, NĐT lớn sẽ dùng tài khoản B bán dần cổ phiếu ra ở giá thấp, với số lượng bán lớn hơn số lượng đặt mua ở tài khoản A với thị trường Việt Nam có thể sử dụng cả 3 phiên GD và lưu ý đến khối lượng cổ phiếu đang lưu hành của công ty đó.
Ví dụ: NĐT lớn mua 30.000 PVX ở tài khoản A, bán 50.000 PVX ở tài khoản B, nhờ đó NĐT lớn sẽ bán được 20.000 PVX ở giá tốt. Vài hôm sau, Họ "ngừng diễn", giá PVX sẽ đứng hoặc đi xuống, ai mua theo bị thiệt thòi.
Thực tế, có những phiên GD xuất hiện 2 hiện tượng trên, nhưng lại không phải là kỹ xảo của NĐT lớn tạo ra mà do tác động của thông tin thật. Để phân biệt được khi nào TT  chịu tác động của kỹ xảo giao dịch, khi nào chịu tác động của thông tin thật, đòi hỏi NĐT phải có kinh nghiệm và bản lĩnh. Quan sát trên sàn giao dịch cho thấy, nhiều NĐT thiếu kinh nghiệm chơi chứng khoán ngắn hạn đã bị “thua liểng xiểng” chỉ vì không nhận biết được các kỹ xảo giao dịch.
Hai kỹ xảo nói trên cũng có thể bị hoá giải nếu một “Tay to” khác "biết bài" và đối lại cách mua, bán của NĐT lớn. Cụ thể, kỹ xảo bán giá sàn có thể hoá giải bằng cách đặt mua ngay giá trần sẽ khiến NĐT lớn bán cổ phiếu giá sàn bị mua mất ngay số cổ phiếu không muốn bán. Kỹ xảo mua giá trần cũng sẽ bị hoá giải nếu có “tay to” khác bán ngay cổ phiếu giá sàn, trường hợp này NĐT lớn đặt mua giá trần sẽ phải mua ngay số cổ phiếu không mong muốn.
3/ Bán chặn giá trên :
Kỹ xảo này cũng nhằm mục đích mua rẻ, nhưng nhẹ tay hơn kỹ xảo 1. “Tay to” muốn mua cổ phiếu giá rẻ, nhưng hoàn cảnh thị trường không cho phép thực hiện kỹ xảo 1, sẽ bán ra số lượng cổ phiếu rất lớn tại một mức giá ở tài khoản A ngay từ đầu giờ ở giá tham chiếu chẳng hạn.
Trong khi ở tài khoản B, họ chỉ đặt mua cổ phiếu với lượng vừa phải và đặt giá dưới tham chiếu. Như vậy NĐT nhỏ muốn bán phải tranh bán dưới giá tham chiếu và số cổ phiếu bán dưới giá tham chiếu này sẽ dễ dàng "sa bẫy" của “Tay to”. Khi đạt yêu cầu, họ có thể ung dung hũy lệnh bán trên – giá cổ phiếu tăng.
4/ Mua chặn giá dưới :
Kỹ xảo này nhằm bán được giá cao, song nhẹ tay hơn kỹ xảo 2. Ngay từ đầu giờ giao dịch, NĐT lớn đặt mua số lượng lớn cổ phiếu ở mức giá nào đó (ví dụ giá tham chiếu) tại tài khoản A và đặt bán số lượng nhỏ ở giá cao hơn giá trên tại tài khoản B. Thấy lượng cung ít quá so với lượng cầu, những NĐT nhỏ lao vào đặt mua giá cao để mua bằng được sẽ bị "mắc bẫy" vì ở một tài khoản khác, NĐT lớn đã trực sẵn lệnh bán lượng lớn cổ phiếu với giá cao.
Các kỹ xảo 1, 2, 3, 4 nói trên làm môi trường giao dịch cổ phiếu mất đi sự lành mạnh và NĐT nhỏ là người chịu thiệt thòi nhất. Khi đạt yêu cầu , “tay to” có thể ung dung hũy lệnh mua bán trên.
5/ "Rải đinh" che giá mua thật :
Vì bảng điện tử chỉ cho phép hiện 3 mức giá mua cao nhất nên NĐT lớn hay nhỏ đều có thể dùng kỹ xảo này để mua được giá tốt nếu không muốn mua trần: Đặt 3 lệnh ở 3 mức giá cao nhất, mỗi lệnh chỉ mua 1 lô, ví dụ 1 lô mua tại giá 35.000, 1 lô mua giá 34.900 và 1 lô mua giá 34.800. Khi đó toàn bộ các lệnh mua khác bị che khuất. Phía sau những thông số giả trên bảng điện là cuộc đấu trí thú vị giữa các NĐT. Có khi phần thắng lại thuộc về người không chủ động "rải đinh". NĐT nước ngoài kinh doanh trên TT Việt Nam cũng học được cách "rải đinh", song họ có tiềm lực tài chính mạnh, nên thường "rải đinh" to như mua 100 lô tại giá 27.000; 100 lô tại 26.900 và 100 lô tại 26.800.
6/ "Rải đinh" che giá bán thật :
Ngược lại với "rải đinh" mua, cách "rải đinh" bán được thực hiện như sau: NĐT đặt bán ở 3 mức giá thấp nhất, ví dụ bán 1 lô giá 32.200, 1 lô giá 32.300, 1 lô 32.400 khiến các lệnh bán khác bị che lấp hoàn toàn. NĐT lớn hay nhỏ đều có thể dùng kỹ xảo này để bán được giá tốt, nếu không muốn bán giá sàn. Khi gặp kỹ xảo "rải đinh", NĐT nên để ý giá khớp dự kiến. Nếu muốn mua, nên đặt trên giá khớp dự kiến một chút là có thể mua được. Nếu muốn bán, nên đặt giá bán dưới giá khớp dự kiến một chút là có thể bán được.
Tuy nhiên, khi có NĐT nào đó hứng lên đặt mua cổ phiếu ngay giá trần hoặc bán cổ phiếu ngay giá sàn thì kỹ xảo 5 và 6 hoàn toàn mất tác dụng.
7/ "Rải đinh" để khớp mua giá thấp:
Kỹ xảo này rất có tác dụng khi TT  không "nóng”. Kỹ xảo này có đặc điểm là không đặt mua tất cả lượng cổ phiếu muốn mua ở một mức giá, mà rải ra vài mức giá. Đây là sự lợi dụng nguyên tắc so sánh các sổ lệnh để khớp lệnh ở mức giá gần nhất. Ví dụ, bên bán có 5.000 cp bán ở giá sàn 24.900 ; nếu bên mua đặt 2.000 cp giá trần 27.500 thì thị trường sẽ khớp giá tham chiếu 26.200. Song nếu bên mua lại đặt mua 1.500 cp giá trần 27.500; 200 cổ phiếu ở giá 27.400; 200 cp ở giá 27.300 và 100 cổ phiếu ở giá sàn 24.900 thì người mua sẽ được mua giá sàn.
8/ "Rải đinh" để khớp bán giá cao:
Kỹ xảo này rất có tác dụng Khi TT không "nóng”. Có trường hợp cổ phiếu khớp giá 33.600, nhưng vẫn còn dư mua tại giá 44.100. Trong trường hợp này, nếu người bán tinh ý thực hiện "rải đinh" ở giá bán 44.100 thì cổ phiếu đó sẽ chuyển sang khớp tại giá 44.100. Người bán sẽ bán được cổ phiếu với giá cao hơn 500đ so với cách không dùng kỹ xảo. Do đó, khi muốn bán cổ phiếu, nên quan sát đặt nhiều mức giá để khớp được giá tốt nhất.
Kỹ xảo 7 và 8 đòi hỏi NĐT phải nhanh mắt và có trí nhớ tốt để "rải đinh" chuẩn xác. Các kỹ xảo 5, 6, 7, 8 nhằm giúp “tay to” mua, bán cổ phiếu theo giá tốt nhất và không gây hại cho môi trường đầu tư.
9/ Đè sàn (Fl):
Kỹ xảo này rất có tác dụng khi TT  không "nóng”. Ngay đầu phiên giao dịch khớp lệnh định kỳ (P1-P3), nếu mà “Tay to” muốn mua chưa thể hiện lệnh mua nhưng bên bán đã tung lệnh ATO hoặc ATC thì họ đưa ra 1 lệnh mua giá sàn và ở tài khoản khác đặt mua với lệnh ATO – ATC khi sắp kết thúc phiên giao dịch này. Nếu không có lệnh mua nào khác hoặc có lệnh mua khác nhưng khối lượng nhỏ hơn khối lượng bán ATO, ATC trên kia thì cỏ phiếu sẽ khớp lệnh ở giá sàn.
10/ Đẩy trần(Ce):
Kỹ xảo áp dụng khi TT không "nóng”. Ngược lại với kỹ xảo đè sàn, ngay đầu phiên giao dịch khớp lệnh định kỳ (P1-P3), nếu mà “Tay to” muốn bán chưa thể hiện lệnh bán nhưng bên mua đã tung lệnh ATO hoặc ATC thì họ đưa ra 1 lệnh bán giá trần và ở tài khoản khác đặt bán với lệnh ATO – ATC khi sắp kết thúc phiên giao dịch này. Nếu không có lệnh bán nào khác hoặc có lệnh bán khác nhưng khối lượng nhỏ hơn khối lượng mua ATO, ATC trên kia thì Ck sẽ khớp lệnh ở giá trần.
xem thêm : mua bán cổ phiếu

Thứ Năm, 21 tháng 9, 2017

Cổ phiếu OTC là gì?

Cổ phiếu OTC là gì?

OTC (Over the counter) là một loại cổ phiếu đã được phát hành tại các trung tâm giao dịch chứng khoán nhưng chưa niêm yết giá hay nói cách khác, giá cả của OTC không nhất thiết phải công bố rộng rãi cho công chúng.


Bởi vậy tính thanh khoản của các loại cổ phiếu OTC thường thấp hơn so với thị trường giao dịch tập trung, lợi nhuận mà các loại cổ phiếu này mang lại tương đối cao nhưng cũng chứa đựng  nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư.

Thị trường OTC là gì?

Thị trường mua ban OTC hay thị trường phi tập trung là một loại hình thị trường được xây dựng và tổ chức không dựa trên một sàn giao dịch cố định mà nó có  thể là bất cứ nơi nào có sự xuất hiện giữa người mua và người bán khi họ có nhu cầu giao dịch.
Nó vận hành theo cơ chế chào giá, sử dụng phương tiện giao dịch là điện thoại và Internet thông qua các thiết bị đầu cuối với nhau thay vì chỉ xảy ra tại các quầy giao dịch của các ngân hàng như trước kia.

Phân loại cổ phiếu OTC

a. Cổ phiếu ưu đãi (tiếng anh là Preference share)

Để có thể hiểu và nắm rõ hơn cổ phiếu OTC là gì, chúng ta cũng phải nắm được các dạng của nó. Cổ phiếu loại này thường được bán cho nhân viên trong nội bộ công ty phát hành chứng khoán trước khi chính thức đưa lên sàn chứng khoán.
Thông thường, giá bán của cổ phiếu ưu đãi thường rẻ hơn 40% so với giá trị thực, sau khoảng 3 năm thì người nắm giữ có thể sang tên, chuyển nhượng cho người khác hoặc đựơc công ty mua lại.
Cổ phiếu ưu đãi còn được gọi là cổ phiếu hạn chế chuyển nhượng. Khi người mua là nhân viên công ty sau khi mua cổ phiếu sẽ được cấp sổ và đứng tên nắm giữ của mình, nếu nhân viên đó muốn chuyển nhượng hay bán cho người khác thì người bán sẽ làm cách thủ thục chyển nhượng sang tên cho người mua bằng giấy viết tay chuyển nhượng.
Khi đã đảm bảo các yêu cầu chuyển nhượng thì công ty sẽ tiến hành hoàn tất thủ tục.
Tuy nhiên, thông thường thì cổ phiếu ưu đãi thường được đầu tư lâu dài chứ không sử dụng trong ngắn hạn bởi lợi nhuận đem lại khi đầu tư dài hạn thường sẽ khá cao.

 b. Cổ phiếu ủy thác

Không phải tất cả các công ty khi lần đầu phát hành chứng khoán đều am hiểu về vấn đề này nên thường họ sẽ nhờ các công ty chứng khoán thay mặt họ phát hành chứng khoán. Lợi ích của việc này là giúp các công ty không phải tự mình đi đấu gí, hạn chế bị hớ khi đấu giá hay đấu giá quá cao làm mất đi các cơ hội huy động vốn từ thị trường. Thường thì số lượng nhà đầu tư ủy thác cho bên thứ 3 rất nhiều, sau khi đấu giá xong thì phần chứng khoán này sẽ được chia lại theo những tỉ lệ quy định trước đó với chi phí ủy thác từ 1 – 2%

c.  Cổ phiếu trực tiếp

Hay còn gọi là cổ phiếu tự do, là loại cổ phiếu đối ngược lại với cổ phiếu ủy thác hay chính các nhà đầu tư sẽ tự mình  phát hành chứng khoán, đấu giá với ưu điểm là giá cổ phiếu thường cao hơn so với cổ phiếu ủy thác, tính thanh khoản cao cũng như giao dịch dễ dàng, hạn chế các khoản phí phát sinh do quá trình ủy thác gây ra.
Xem thêm: Mua ban OTC

Mua ban co phieu OTC

Không chỉ hâm nóng nhóm cổ phiếu bia đang giao dịch trên sàn, Sabeco và Habeco đã thổi lửa vào thị trường mua ban co phieu OTC và khiến các nhà đầu tư sốt sắng gom các cổ phiếu của các doanh nghiệp lớn chuẩn bị niêm yết.
Ở thời điểm hiện tại, giới đầu tư quốc tế đang hướng sự chú ý đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Tiền vẫn chưa giải ngân, tất cả đều đang ở trạng thái quan sát, nhưng rõ ràng đã có sự chuyển động ngầm trong động thái của các quỹ hướng về thị trường Việt Nam khi Chính phủ Việt Nam đẩy nhanh quá trình thoái vốn nhà nước và niêm yết hàng loạt doanh nghiệp lớn trên sàn chứng khoán.
Trước đây nỗi đau đầu lớn nhất của các quỹ khi giải ngân trên thị trường Việt Nam là họ không xác định được thời gian cổ phiếu sau khi chào bán lên sàn. Tuy nhiên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đưa nhiều doanh nghiệp Nhà nước gắn với niêm yết và giao dịch trên sàn chứng khoán, việc bán vốn nhà nước phải công khai minh bạch và theo nguyên tắc thị trường. Thị trường chứng khoán giờ đây được nhìn nhận là kênh dẫn vốn trung và dài hạn chủ đạo của nền kinh tế.
Đặc biệt, Thông tư số 115/2016/TT-BTC chính thức có hiệu lực từ ngày 1/11/2016 cũng là cú hích thúc đẩy các cổ phiếu lên sàn. Theo đó, khi doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện bán đấu giá cổ phần lần đầu (IPO) qua Sở GDCK, phải đồng thời thực hiện việc đăng ký, lưu ký cổ phần trên VSD và đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM. Thống kê cho thấy hơn 50 doanh nghiệp đã thực hiện đăng ký giao dịch trên UPCoM tại HNX trong vòng 2 tháng cuối năm 2016.
Dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, hàng loạt doanh nghiệp lớn đã lên niêm yết và tạo sóng trên thị trường chứng khoán trong 2 tháng cuối năm. Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco) sau một thời gian dài giao dịch ảm đạm trên thị trường OTC, khi lên sàn Sabeco tăng gấp đôi sau 2 tuần, trong khi Habeco tăng gấp 4 lần kể từ khi chào sàn, hai cổ phiếu này cùng đạt mức giá cao nhất 225.000 đồng/cp.
Cầu tăng liên tục trong khi nguồn cung bị hạn chế khi khối lượng cổ phiếu tự do chuyển nhượng tại Sabeco chỉ hơn 6,5 triệu cổ phiếu (1,1%) trong khi tại Habeco là 2,3 triệu cổ phiếu (0,98%) đã khiến giá các cổ phiếu bia tăng vọt.
Không chỉ hâm nóng nhóm cổ phiếu bia đang giao dịch trên sàn, Sabeco và Habeco đã thổi lửa vào thị trường mua ban co phieu OTC và khiến các nhà đầu tư sốt sắng gom các cổ phiếu của các doanh nghiệp lớn chuẩn bị niêm yết. Thời điểm này các nhà đầu tư giao dịch nhiều cổ phiếu Petrolimex (PLX) của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, giao dịch trên OTC của cổ phiếu này quanh mức 34.000 đồng/cp mặc dù cách đây nửa năm cổ phiếu này giao dịch ở mức 16.000 – 17.000 đồng/cp. Mức giá bình quân đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng năm 2011 của Petrolimex ở mức hơn 15.000 đồng/cp.
Cổ phiếu Thaco của CTCP Trường Hải được chào mua ở mức giá 150.000 – 153.000 đồng/cp trong khi cách đây 3 tháng cổ phiếu Thaco được giao dịch ở mức giá 93.0000 – 95.000 đồng/cp.
Các cổ phiếu ngân hàng như VPBank, Techcombank, VIB đồng loạt lưu ký trong tháng 12, chuẩn bị niêm yết và giao dịch đồng loạt vào quý 1/2017. Giá cổ phiếu VPBank giao dịch ở mức giá 9.500 – 10.000 đồng/cp, cổ phiếu VIB giao dịch quanh mức giá 16.000 đồng/cp, trong khi TCB giao dịch ở mức giá 18.200 đồng/cp. Cùng thời điểm này năm trước, giá cổ phiếu TCB chỉ ở mức 8.900 đồng/cp.
Theo một nhà đầu tư kỳ cựu trên thị trường mua ban co phieu OTC, giao dịch cổ phiếu TCB giai đoạn này rất nóng trong khi VIB không còn hàng. Một cổ phiếu khác là LienVietPost Bank cũng đang được gom với mức giá 6.400 đồng/cp, tăng 10% so với tuần trước.
Tuy nhiên độ nóng của tất cả các cổ phiếu ở trên không thể so sánh với cổ phiếu Vietjet Air. Kể từ sau khi hãng hàng không này chào bán 44,8 triệu cổ phiếu cho các nhà đầu tư tổ chức quốc tế, 3,5 triệu cổ phiếu phân phối cho một số tổ chức trong nước thì các nhà đầu tư săn lùng mua cổ phiếu này rất nhiều.
Thực tế Vietjet Air chưa phát hành cổ phiếu ra công chúng, số lượng cổ phiếu phân phối trên thị trường hiện tại là cổ phiếu của cổ đông hiện hữu bán ra. Theo Reuters, giá chào bán cho các tổ chức của Vietjet trong thời gian qua khoảng 84.600 đồng/cp và chào bán cho nhà đầu tư cá nhân là 86.500 đồng/cp. Tuy nhiên trên thị trường OTC các môi giới đang chào mua cổ phiếu này ở mức giá 96.000 đồng/cp – 101.000 đồng/cp.
Hiện Vietjet Air chưa hề công bố thông tin rộng rãi, các thông tin thị trường có được chủ yếu từ các kênh truyền thông nước ngoài. Theo Reuters, Vietjet Air sẽ niêm yết cổ phiếu vào ngày 23/2/2017 với giá khởi điểm 88.800 đồng/cp.
Một chuyên gia cho rằng các nhà đầu tư cần thận trọng với các giao dịch trên thị trường OTC giai đoạn này. Đầu tiên là nhóm cổ phiếu ngân hàng, thực tế trong năm qua các cổ phiếu ngân hàng niêm yết không hề có sóng, BIDV hiện chỉ giao dịch quanh mức giá 15.000 đồng/cp trong khi VCB cũng đã giảm 16,7% từ đỉnh thiết lập hồi tháng 9, STB giảm 36% xuống còn 8.260 đồng/cp, SHB còn 5.000 đồng/cp.
Dù sao cũng không thể phủ nhận đã có một lượng tiền đang chảy ra ngoài mua ban co phieu OTC. Sắp tới đây thị trường sẽ đón nhận hàng loạt cổ phiếu mới như Vietnam Airlines (hiện giao dịch quanh mức giá 42.000 – 44.000 đồng/cp có kế hoạch giao dịch trên Upcom), cổ phiếu Novaland của Tập đoàn Địa ốc Nova (đã được chấp thuận niêm yết trên Hose vào ngày 28/12 với giá 50.000 đồng/cp), hàng loạt công ty con của FPT như FPT Telecom, FPT Online, chứng khoán FPTS, Petrolimex, Dịch vụ Cáp treo Bà Nà, Techcmbank, VIB, VPBank…
Theo ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc CTCP Chứng khoán Sài Gòn SSI, khi thị trường có nhiều hàng hoá chất lượng thì uy tín của thị trường sẽ tăng, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đặc biệt là các quỹ đầu tư chuyên nghiệp sẽ an tâm nắm giữ cổ phiếu lâu dài. Họ tránh được những công ty không minh bạch trên thị trường mà hiện tại do không có nhiều lựa chọn họ buộc phải giải ngân do mục tiêu đầu tư ở thị trường Việt Nam, dẫn đến thất bại ảnh hưởng tiêu cực đến đánh giá, nhìn nhận của nhà đầu tư về thị trường, mất niềm tin với thị trường Việt Nam.
Việc niêm yết ồ ạt các doanh nghiệp lớn có thể ảnh hưởng ngắn hạn đến giá cổ phiếu của các công ty đang giao dịch trên thị trường, cổ phiếu các công ty đang có PE cao hơn mức trung bình của ngành, của thị trường sẽ giảm, đặc biệt những công ty hoạt động không minh bạch sẽ bị các nhà đầu tư bán để lấy tiền đầu tư những cổ phiếu an toàn hơn. Những bước đi này là cần thiết để chúng ta tăng hiệu quả cho nền kinh tế và có thể xây dựng được thị trường chứng khoán mà ở đấy nhà đầu tư có thể an tâm đầu tư giữ tài sản chứ không chỉ là nơi lướt sóng để thắng thua trong ngắn hạn.

Thứ Tư, 20 tháng 9, 2017

MUA BAN OTC – DÒNG TIỀN DỒI DÀO CHẢY VÀO CÁC QUỸ

Nhiều nhà đầu tư cả trong và ngoài nước đang gửi gắm đồng vốn vào các quỹ đầu tư hoạt động hiệu quả trên thị trường Mua ban OTC.
Năm nay, thị trường Mua ban OTC có diễn biến khả quan, nhà đầu tư nước ngoài liên tục có động thái mua ròng. Bên cạnh đó, số lượng nhà đầu tư nước ngoài mở tài khoản giao dịch chứng khoán gia tăng, dòng tiền đổ vào các quỹ đầu tư cũng gia tăng.
Ghi nhận tại Công ty Chứng khoán Maybank Kim Eng (MBKE), số lượng tài khoản nhà đầu tư nước ngoài tại MBKE từ đầu năm đến nay tăng 33% so với cùng kỳ năm 2016 và là tỷ lệ tăng cao nhất so với cùng kỳ tất cả các năm trước.
Trên phương diện gây quỹ, Vina-Capital đang có một năm hoạt động khá ấn tượng. Với các quỹ dành cho nhà đầu tư nước ngoài, VinaCapital Vietnam Opportunity Fund (VOF) là quỹ dạng đóng nên không gọi thêm vốn mới, nhưng các quỹ khác đang có nhiều nhà đầu tư mới tham gia. Chẳng hạn, quỹ mở Forum One – VCG Partners Vietnam (VVF) liên tục thu hút được dòng vốn mới, giá trị tài sản quản lý (AUM) dần tiến đến con số 100 triệu USD.
Hiện nay, nhiều chủ doanh nghiệp và những người giàu có không có thời gian để tự đầu tư, nhưng có nhu cầu sinh lợi trên khối tài sản của mình, đang tìm kiếm trải nghiệm đầu tư với một tổ chức chuyên nghiệp và uy tín. Do vậy, không chỉ dòng vốn đổ vào quỹ mở, SSIAM cũng nhận được dòng vốn tích cực đối với dịch vụ quản lý danh mục đầu tư riêng cho từng khách hàng từ các nhà đầu tư cá nhân trong nước có giá trị tài sản lớn.
Tổng tài sản quản lý của 2 quỹ mở VOF (đầu tư cổ phiếu) và VFF (đầu tư trái phiếu) hiện tăng 10 lần so với thời điểm thành lập 5 năm trước và tăng 240% trong năm 2017. Bên cạnh đó, các tài khoản ủy thác đầu tư cũng thành công ấn tượng, với VFF tăng 500% so với đầu năm.

Thứ Ba, 5 tháng 9, 2017

Mua ban OTC - Chất lượng công bố thông tin trên thị trường.

Để thị trường chứng khoán hoạt động hiệu quả, các nhà đầu tư cần được cung cấp thông tin đầy đủ để ra các quyết định phù hợp, đặc biệt đối với thị trường phi tập trung OTC. Tuy nhiên, thực tế thế giới và Việt Nam cho thấy, thông tin trên thị trường này thường ít minh bạch, chất lượng công bố thông tin chưa thể đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư. Bài viết đánh giá lại các nghiên cứu chất lượng công bố thông tin trên thị trường chứng khoán tại các quốc gia trên thế giới và tại Việt Nam, mở ra định hướng về nghiên cứu chất lượng công bố thông tin trên thị trường mua ban OTC thời gian tới.
Nghiên cứu về chất lượng công bố thông tin trên thị trường OTC
Công bố thông tin của công ty được coi là một trong những yếu tố cơ bản quan trọng nhất giúp quản trị tốt công ty (Healy và Palepu, 2001). Thông tin đầy đủ giúp giảm thiểu thông tin bất cân xứng giữa các chủ thể bên trong và bên ngoài công ty, cho phép các nhà đầu tư đánh giá được năng  lực công ty. Để thị trường chứng khoán hoạt động hiệu quả, các nhà đầu tư cần được cung cấp thông tin đầy đủ để ra các quyết định phù hợp.
Với thông tin được cung cấp, các nhà đầu tư có cơ sở để đánh giá hoạt động kinh doanh và quản lý của công ty; xác định được triển vọng, cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu của công ty. Nếu thông tin bất cân xứng (các bên tham gia vào giao dịch có thông tin không đầy đủ) có tác động tiêu cực tới hoạt động bình thường của thị trường tài chính (Frederic S. Mishkin, 2004).
Vấn đề thông tin bất cân xứng làm tăng chi phí huy động vốn của công ty, do nhà đầu tư sẽ yêu cầu một tỷ suất sinh lời cao hơn đối với tính rủi ro do thiếu thông tin về dự án đầu tư và sự không tin tưởng vào hoạt động của ban giám đốc. Chỉ có một phương pháp duy nhất để giảm thiểu và giải quyết vấn đề thông tin bất cân xứng, đó là công bố thông tin (Paul M healy, Krishna G Palepu, 2001).
Theo đó, công bố thông tin của công ty được hiểu là một quá trình truyền tải thông tin từ công ty tới các chủ thể bên ngoài có mối quan tâm đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Các chủ thể tiếp nhận thông tin bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước, các đối tác kinh doanh như các nhà cung cấp, các tổ chức tài chính liên quan, các nhà đầu tư, các nhà phân tích tài chính chuyên nghiệp, các chuyên gia tư vấn và công nhân viên của công ty.
Trong đó, 2 chủ thể sử dụng thông tin công bố quan trọng nhất là các nhà đầu tư và các nhà phân tích tài chính chuyên nghiệp. Hoạt động công bố thông tin cũng đem lại lợi ích cho công ty phát hành bằng việc thể hiện và thu hút sự chú ý của nhà đầu tư, từ đó cải thiện cơ chế quản lý nội bộ của công ty, giảm được tác động của thông tin bất cân xứng, hạn chế giao dịch nội bộ và sự thao túng giá (Zhang Xueying, 2010).
Trong thời gian qua, nghiên cứu về chất lượng công bố thông tin của tổ chức phát hành trên thị trường chứng khoán cũng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Có nhiều quan điểm về chất lượng công bố thông tin. Chất lượng được xác định dựa trên số lượng mục thông tin công ty cung cấp so với bộ thông tin yêu cầu của nhà đầu tư (Patel, Sandeep A. and Dallas, George S., 2002). Quan điểm này cũng tiếp tục được khẳng định trong các nghiên cứu khác (Patel, Sandeep, 2002; Patel, Sandeep and Amra Balic, 2003).
Beattie (2004) cũng đã đo lường chỉ tiêu này thông qua đánh giá nội dung diễn giải của báo cáo theo các đặc điểm là: Tỷ trọng lượng văn bản diễn giải và tỷ trọng lượng văn bản có minh chứng bằng bảng biểu, số liệu. Tính tin cậy được xác định là thông tin công bố phải khách quan và không được điều chỉnh theo chủ ý của chủ thể công bố thông tin.
Tính tin cậy được đo lường thông qua uy tín, thương hiệu, quy mô, thị phần và số năm kinh nghiệm của công ty kiểm toán độc lập. Do đó, chất lượng công bố thông tin sẽ không chỉ được đo lường đơn giản thông qua việc “xuất hiện” hay “không xuất hiện” mục thông tin công bố; mà quan trọng là thông tin đó có nội dung, có nghĩa và đáng tin cậy. Điều này phù hợp với yêu cầu về thông tin trên góc độ người sử dụng thông tin, mà cụ thể là nhà đầu tư.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này đó chính là chỉ tiêu đo lường tính tin cậy. Nếu đo lường tính tin cậy của thông tin công bố thông qua mức độ uy tín của các công ty kiểm toán độc lập thì khó có thể áp dụng tại các quốc gia chưa có một tổ chức hay một bộ tiêu chí chuyên về xếp hạng tín nhiệm để có thể so sánh hay đánh giá rõ ràng về mức độ tín nhiệm của các đơn vị kiểm toán.
Đồng thời, khi xem xét trên khía cạnh quản trị thông tin, hoạt động công bố thông tin có thể đáp ứng các thông tin theo yêu cầu; nhưng những thông tin này được công bố không đúng thời điểm, nhà đầu tư khó tiếp cận thông tin công bố thì hoạt động công bố thông tin cũng được đánh giá là không tốt.
Nghiên cứu của Omneya H. Abdelsalem (2007) về yếu tố thời gian của hoạt động công bố thông tin kiến nghị nên xem xét chỉ tiêu khoảng thời gian công ty đã sử dụng cho hoạt động công bố hơn là thời điểm công bố của các nhóm thông tin. Khi lượng thông tin công bố là khác nhau giữa các công ty trong một khoảng thời gian nhất định, thì đây là một tiêu chí tốt để có thể so sánh nỗ lực công bố thông tin giữa các công ty.
Tiêu chí đo lường này có nhược điểm là không có tính so sánh. Nếu các công ty có tần suất hoạt động khác nhau do đặc thù ngành nghề hay quy mô khác nhau, lượng thông tin trong từng thời kỳ có thể hoàn toàn khác nhau. Nếu sử dụng tiêu chí này để đo lường rộng rãi cho các công ty có đặc điểm ngành nghề hay quy mô khác nhau sẽ không hợp lý. Đồng thời, tại các thị trường chứng khoán đang phát triển, nhận thức của phần lớn các công ty niêm yết là hoàn thành nhiệm vụ công bố, không sẵn sàng chia sẻ thông tin, thì tiêu chí này khó có thể áp dụng được trong đánh giá.
Laivi Laidroo (2008) cho rằng, chất lượng công bố thông tin được đánh giá theo 6 tiêu chí là tính giàu thông tin, tính phù hợp, tính rõ ràng, tính đặc biệt, tần suất xuất hiện, và tính ngoài kỳ vọng. Tiêu chí tần suất công bố được sử dụng trong đánh giá chất lượng công bố thông tin sẽ không hợp lý, do đối tượng đánh giá là thông tin công bố tại một thời điểm nhất định. Men Rong (2008) và Muhamad Rusnah (2009) cho rằng, chất lượng thông tin thể hiện thông qua tính giàu thông tin của việc công bố và do đó phụ thuộc vào số lượng thông tin công bố.
Dựa trên danh mục thông tin cần công bố, tác giả đánh giá chất lượng thông tin thông qua sự xuất hiện hoặc không xuất hiện của thông tin cần công bố. Tuy nhiên, phương pháp cho điểm theo đầu mục thông tin chỉ đảm bảo rằng thông tin đó được công bố chứ không đảm bảo rằng là đầy đủ. Như vậy, nghiên cứu sẽ không phân biệt được các công ty nghiêm túc với thông tin được công bố đầy đủ với các công ty đối phó với luật định và chỉ công bố thông tin mang tính liệt kê.
Céline Michaĩlesco (2010) lại cho rằng, chất lượng công bố thông tin có thể đánh giá với 3 tiêu chí: Tính phù hợp; Tính tin cậy và tính rõ ràng - dễ hiểu. Tính phù hợp được định nghĩa là trong quá trình công bố thông tin, chủ thể công bố thông tin phải luôn chú trọng tới nhu cầu thông tin của người sử dụng thông tin để cung cấp thông tin phù hợp nhất.
Tiêu chí này thể hiện ý nghĩa của hoạt động công bố thông tin là công bố những thông tin mà người sử dụng cần. Tính rõ ràng dễ hiểu được đánh giá là khả năng người sử dụng thông tin có thể hiểu được nội dung trình bày thông tin công bố. Các thông tin công bố cần được trình bày có lời văn diễn giải và có thể có số liệu định lượng minh họa.
Thực tiễn tại Việt Nam
Thời gian qua, cơn sốt hàng trên thị trường chứng khoán tự do (OTC) đã hạ nhiệt hơn so với thời gian trước. Tuy vậy, những “món hàng” tốt vẫn được nhà đầu tư săn lùng do những thông tin truyền tai các doanh nghiệp sẽ sớm niêm yết trên sàn.
Nhiều doanh nghiệp được đánh giá tiềm năng lớn như Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PLX); Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải (THA), Tổng Công ty Dược Việt Nam (Vinapharm); Tổng Công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM)... với kết quả kinh doanh khá ấn tượng trong năm 2016 như: PLX đạt mức lãi kỷ lục hơn 6.200 tỷ đồng, đạt 158% kế hoạch, ROE đạt trên 50%, hay như THA trong 6 tháng đầu năm 2016, đạt trên 3.709 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, trong đó lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ 3.682 tỷ đồng... cũng trở thành đích ngắm của các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, tình trạng “khó lường” cổ phiếu trên thị trường mua ban OTC  cũng khiến các nhà đầu tư đau đầu do các thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh thường khá hạn chế. Thực tế thời gian qua cũng cho thấy, trên thị trường mua ban OTC, đặc biệt tại các thời điểm “sốt nóng” còn rất nhiều vụ việc nhà đầu tư bị mất tiền do thông tin thiếu minh bạch hoặc nhà đầu tư không tiếp cận được các nguồn tin để có quyết định đầu tư chính xác.
Bên cạnh đó, hiện nay các nghiên cứu ở trên chỉ tập trung đánh giá chất lượng công bố thông tin trên thị trường niêm yết mà chưa đề cập nhiều đến thị trường OTC. Ở Việt Nam, thị trường OTC đã được các cơ quan quản lý nhà nước về thị trường chứng khoán quan tâm, tạo điều kiện phát triển. Tuy nhiên, sau nhiều năm vận hành, thị trường mua ban OTC ở Việt Nam vẫn còn nhiều khiếm khuyết, đặc biệt là thông tin chưa minh bạch khiến cho thị trường này trở nên không thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư. Các công ty tham gia thị trường, khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch luôn ở mức thấp.
Thực tế ở Việt Nam có trên 90% các công ty là các công ty vừa và nhỏ, tương ứng với trên 500.000 công ty công ty vừa và nhỏ. Như vậy, nguồn cung tiềm năng trên thị trường OTC là rất lớn nhưng con số 289 công ty (HNX, 2015) đăng ký giao dịch trên thị trường OTC thực sự quá khiêm tốn. Ngoài ra, thị trường mua ban OTC ở Việt Nam có khối lượng giao dịch chỉ bằng 1,1% và giá trị giao dịch chỉ bằng 0,7% so với thị trường chứng khoán tập trung (HNX, 2015). Trong một nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Thủy (2014) về việc đánh giá chất lượng công bố thông tin của tổ chức phát hành trên thị trường OTC Việt Nam, kết quả đánh giá tính kịp thời 70%, tính chính xác 50%, tính đầy đủ 76%.
Tại Việt Nam, Nguyễn Đình Hùng (2010) cho rằng, chất lượng của thông tin công bố bao gồm sự kịp thời, sự thuận tiện, sự chính xác, đầy đủ và nhất quán. Trong khi đó, Ngô Thị Thu Giang (2014) đã đánh giá mức độ công bố thông tin của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam theo các tiêu chí: tính thông tin, tính rõ ràng dễ hiểu và tính cập nhật. Tính thông tin được đo lường bằng số lượng/mục thông tin xuất hiện hoặc không xuất hiện trong báo cáo công bố.
Tính rõ ràng dễ hiểu được đo lường được đánh giá là khả năng người sử dụng thông tin có thể hiểu được nội dung trình bày thông tin công bố. Các thông tin công bố cần được trình bày có lời văn diễn giải và có thể có số liệu định lượng minh họa. Tính cập nhật được đo lường bằng khoảng cách giữa thời gian công bố thông tin với thời gian cần công bố thông tin. Thông tin được đánh giá là cập nhật nếu ngày công bố thông tin xảy ra trước hoặc đúng thời điểm cần phải công bố thông tin theo quy định.
Như vậy, chất lượng công bố thông tin trên thị trường mua ban OTC Việt Nam là khoảng trống cho các nghiên cứu tiếp theo. Dựa trên các nghiên cứu trên thế giới và thực tế Việt Nam, tác giả cho rằng, đánh giá chất lượng công bố thông tin của tổ chức phát hành cần dựa trên các tiêu chí tính đầy đủ; tính phù hợp - dễ hiểu, tính tin cậy và tính kịp thời.
Đặc biệt, việc đánh giá về tiêu chí tính phù hợp - dễ hiểu sẽ sử dụng khảo sát các nhà đầu tư và chuyên gia phân tích tài chính về các mục thông tin công bố có đáp ứng nhu cầu của người sử dụng hay không. Nói cách khác, cần làm rõ ý nghĩa giá trị thông tin cung cấp chứ không chỉ mang tính hình thức như tiêu chí tính đầy đủ mà các nghiên cứu trước đây phân tích, đánh giá.